Chương 1: KINH TẾ HỌC LÀ GÌ?

Dù là một người bảo thủ hay một người cấp tiến, một người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ hay tự do thương mại, một người theo chủ nghĩa toàn cầu hay chủ nghĩa dân tộc, một người mộ đạo hay một kẻ ngoại đạo, hiểu biết về nguyên nhân và kết quả của các hiện tượng kinh tế vẫn là điều hữu ích.
George J. Stigler

Các sự kiện kinh tế thường là tiêu điểm các tờ báo hoặc truyền hình. Nhưng nguyên nhân của những sự kiện đó lại không phải lúc nào cũng rõ ràng, và ít được biết tới hơn so với những kết quả có thể trông đợi ở tương lai.

Bản thân các yếu tố cơ bản trong hầu hết các sự kiện kinh tế thường không quá phức tạp, nhưng những lời khoa trương chính trị và biệt ngữ kinh tế trong các cuộc tranh luận lại có thể khiến các sự kiện đó trông có vẻ u ám. Nhưng các yếu tố kinh tế căn bản mà sẽ tuyên bố chuyện gì đang diễn ra có thể bị ém đối với hầu hết công chúng và ít được biết bởi nhiều phương tiện truyền thông.

Những nguyên lý cơ bản này áp dụng cho toàn thế giới và đã được áp dụng qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ứng dụng vào nhiều nền kinh tế — tư bản, chủ nghĩa xã hội, phong kiến, hay bất cứ nền kinh tế nào – và rộng rãi khắp dân chúng, khắp các nền văn hóa, và các chính phủ. Các chính sách làm tăng mức giá dưới thời Alexander Đại Đế đã dẫn tới việc tăng các mức giá tại Hoa Kỳ, hàng ngàn năm sau. Luật kiểm soát giá thuê nhà đã dẫn tới một kết quả rất tương tự tại Cairo, Hong Kong, Stockholm, Melbourne, và New York. Các chính sách nông nghiệp cũng đưa đến kết quả tương tự như vậy tại Ấn Độ và các quốc gia Liên Minh Châu Âu.

Chúng ta có thể bắt đầu quá trình hiểu biết kinh tế học trước hết là bằng cách tường tận kinh tế học là gì. Để hiểu kinh tế học là gì, đầu tiên chúng ta phải hiểu nền kinh tế là gì. Có lẽ hầu hết trong chúng ta đều nghĩ rằng nền kinh tế là một hệ thống cho việc sản xuất và phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ chúng ta sử dụng trong đời sống hàng ngày. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ.

Khu Vườn Eden là một hệ thống sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ, nhưng nó không phải là một nền kinh tế, bởi vì mọi thứ đều sẵn có với số lượng vô hạn. Không có sự khan hiếm thì chẳng cần phải tiết kiệm — và từ đó cũng chẳng có kinh tế học. Một nhà kinh tế học người Anh lỗi lạc mang tên Lionel Robbins đã đưa ra một định nghĩa tế học kinh điển:

“Kinh tế học là sự nghiên cứu về việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm  nhưng có những cách dùng thay thế.”

SỰ KHAN HIẾM

“Khan hiếm” nghĩa là gì? Nó là thứ mà mọi người muốn có nhiều hơn là nó có. Trông có vẻ đơn giản, nhưng những hàm ý của nó thì lại thường bị hiểu lầm một cách thô thiển, kể cả những người học cao. Lấy ví dụ, một bài báo đặc biệt trên tờ New York Times phô bày những thống khổ và nỗi lo của những người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu — một trong những nhóm người có ảnh hưởng lớn nhất trên hành tinh này. Mặc dù là câu chuyện này bao gồm cả một bức ảnh một gia đình người Mỹ tầng lớp trung lưu đang trong bể bơi của gia đình họ, tiêu đề chính viết là Người Mỹ trung lưu, chỉ vừa đủ sống. Các tiêu đề khác của bài báo bao gồm:

  • Wishes Deferred and Plans Unmet;
    (Mong ước bị trì hoãn và kế hoạch không đạt được)
  • Goals That Remain Just Out of Sight;
    (Các mục tiêu vuột khỏi tầm tay)
  • Dogged Saving and Some Luxuries.
    (Kiên trì tiết kiệm và vài thứ xa xỉ)

Nói tóm lại, mong ước của những người thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ vượt quá khả năng mà họ có thể chi trả một cách thoải mái, mặc dù họ đã được nhiều người trên các quốc gia khác trên toàn thế giới — hay thậm chí là các thế hệ người Mỹ trẻ tuổi hơn xem là giàu có khó tin. Nhưng cả họ và tay nhà báo đều tự xem họ là “chỉ vừa đủ sống” và một nhà xã hội học tại Harvard đã trích dẫn khi phát biểu “những con người đó thật sự bị ngân sách kiềm hãm như thế nào.” Nhưng thứ kiềm hãm họ không phải là một thứ nhân tạo như ngân sách: Thực tế mới là thứ kiềm hãm họ. Chưa từng có một thứ nào đủ để thỏa mãn tất cả mọi người một cách hoàn toàn. Đó là sự kiềm hãm thật sự. Đó là ý nghĩa của sự khan hiếm.

Tờ New York Times đưa tin rằng một trong những gia đình tầng lớp trung lưu đó “đã chi vượt quá thẻ tín dụng” nhưng sau đó “đã ổn định lại tài chính.”

Geraldine Frazier nói: “Nhưng nếu chúng ta sai một bước, áp lực mà chúng ta nhận được từ các tờ hóa đơn sẽ quay lại, và chuyện đó thật đau đớn.”

Với tất cả những người này — từ giới học viện và nghề báo, cũng như bản thân những người thuộc tầng lớp trung lưu — rõ ràng điều đó có vẻ lạ khi mà nó đáng lẽ ra là một thứ khan hiếm và điều này ngụ ý một nhu cầu cho cả nỗ lực sản xuất về phần họ và trách nhiệm cá nhân trong việc tiêu xài thu nhập. Nhưng không có thứ gì phổ biến hơn sự khan hiếm và tất cả nhu cầu cho việc tiết kiệm đi cùng với sự khan hiếm  trong lịch sử.

Bất chấp các chính sách, các hành động thực tiễn, hay thể chế — dù họ thông minh hay là không, có phải quý tộc hay không — đó chỉ đơn giản là không đủ để đi khắp nơi để thỏa mãn tất cả mong muốn của chúng ta đến mức đầy đủ nhất. “Nhu cầu không được thỏa mãn” là cố hữu trong những trường hợp đó, dẫu chúng ta có là một nhà tư bản, người theo chủ nghĩa xã hội, phong kiến, hay nền kinh tế khác. Những mô hình nền kinh tế đó chỉ khác nhau về các cách thỏa hiệp mang tính cơ quan mà điều đó là không thể tránh được trong bất kì mô hình kinh tế nào.

NĂNG SUẤT

Kinh tế học không chỉ là về giải quyết sản phẩm đầu ra và các dịch vụ đã hiện hữu như một khách hàng. Mà nó còn, một cách chức năng hơn, là về việc sản xuất cái đầu ra đó từ các nguồn lực khan hiếm ngay từ lúc đầu — biến đầu vào thành đầu ra.

Nói cách khác, kinh tế học nghiên cứu hậu quả của các quyết định đưa ra từ việc sử dụng đất, lao động, vốn và các nguồn lực khác để đi đến việc sản xuất khối lượng đầu ra, quyết định mức sống của một quốc gia. Những quyết định và kết quả đó có thể quan trọng hơn cả bản thân các nguồn lực, đối với các quốc gia nghèo với những nguồn lực tự nhiên màu mỡ và các quốc gia như Nhật Bản và Thụy Sĩ với nguồn lực tự nhiên tương đối ít ỏi nhưng có mức sống cao. Giá trị bình quân của các nguồn lực tự nhiên ở Uruguay và Venezuela là gấp nhiều lần so với Nhật Bản và Thụy Sĩ, nhưng thu nhập bình quân thực tại Nhật Bản và Thụy Sĩ lại hơn gấp đôi so với của Uruguay và gấp nhiều lần Venezuela.

Không chỉ khan hiếm mà cả “cách sử dụng thay thế” cũng là cốt lõi của kinh tế học. Nếu mỗi nguồn lực chỉ có một cách sử dụng, kinh tế học sẽ đơn giản hơn nhiều. Nhưng nước có thể được dùng để sản xuất đá lạnh hay tự thân nó bốc hơi hoặc vô số hỗn hợp và các hợp chất trong sự kết hợp với các chất khác. Tương tự, từ dầu thô ta không chỉ có xăng và dầu hỏa, mà còn có chất dẻo, nhựa đường và Vaseline. Quặng sắt có thể dùng để sản xuất ra các sản phẩm bằng thép đa dạng từ kẹp giấy cho tới xe hay khung của các tòa nhà chọc trời.

Mỗi nguồn lực nên được phân bổ bao nhiêu cho các cách dùng của nó? Mọi nền kinh tế đều phải trả lời câu hỏi đó, và chúng đều làm vậy, theo cách này hay cách khác, một cách hiệu quả hoặc không. Làm việc đó một cách hiệu quả là những gì mà kinh tế học hướng tới. Các (mô hình) nền kinh tế khác nhau về cơ bản ra những quyết định khác nhau trong việc phân bổ nguồn lực khan hiếm — và những quyết định đó có những ảnh hưởng dội lại lên cuộc sống của toàn bộ xã hội.

Ví dụ, trong suốt thời kì Liên Xô, các ngành của quốc gia này sử dụng nhiều điện hơn so với các ngành của Mỹ, mặc dù là ngành công nghiệp của Xô viết sản xuất được ít hơn so với Mỹ. Sự kém năng suất trong việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra như vậy dẫn tới một mức sống thấp hơn, trong một quốc gia với nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có — có lẽ là giàu có hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Lấy ví dụ nước Nga, một trong những nước công nghiệp sản xuất nhiều dầu hơn là sử dụng. Nhưng một đống tài nguyên không tự dưng sản xuất ra được một đống hàng hóa.

Hiệu năng trong sản xuất — tỉ lệ đầu vào biến thành đầu ra — không chỉ là một vài thứ kĩ thuật mà các nhà kinh tế học nói. Nó ảnh hưởng đến mức sống của toàn bộ xã hội. Khi hình dung nên tiến trình này, nó giúp ta nghĩ về những thứ có thật — quặng sắt, dầu thô, gỗ và các nguyên liệu đầu vào đi vào tiến trình sản xuất khác và đến cuối cùng, thiết bị nội thất, thức ăn và xe cộ ở đầu ra — hơn là nghĩ về những quyết định kinh tế giống như những quyết định đơn giản về tiền. Mặc dù với một số người, cụm từ “kinh tế học” gợi đến tiền, đối với một xã hội, tiền cũng chỉ là một công cụ nhân tạo để đạt được những thứ có thật đã hoàn thành. Nếu không thì chính phủ đã có thể khiến tất cả chúng ta giàu lên chỉ đơn giản bằng việc in thêm tiền. Tiền không phải thứ quyết định một quốc gia là nghèo hay giàu, khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới là thứ quyết định.

VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỌC

Thứ chỉ bạn cách kiếm tiền hoặc điều hành doanh nghiệp hay dự báo sự lên xuống của thị trường chứng khoán là những quan niệm sai lầm về kinh tế học. Kinh tế học không phải tài chính cá nhân hay quản trị doanh nghiệp, và dự đoán lên xuống của thị trường vẫn chưa được giảm đến mức thành một công thức có thể tin cậy được.

Ví dụ, khi các nhà kinh tế học phân tích giá, lương, lợi nhuận, hay cán cân thương mại quốc tế, đó là từ quan điểm của các quyết định trong nhiều phần của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực khan hiếm theo một cách mà tăng hoặc giảm nguyên liệu mức sống của người dân như một tổng.

Kinh tế học không phải là một đề tài đơn giản về việc bày tỏ quan điểm hay trút cảm xúc. Đó là một nghiên cứu mang tính hệ thống về nguyên nhân và ảnh hưởng, cho thấy chuyện xảy ra khi bạn làm những việc đặc thù theo những cách đặc thù. Trong phân tích kinh tế, các phương pháp được sử dụng bởi nhà kinh tế học chủ nghĩa Mác—xít như Oskar Lange không khác gì về cơ bản so với các phương pháp được sử dụng bởi nhà kinh tế học cánh hữu như Milton Friedman. Đó là những nguyên tắc kinh tế cơ bản mà quyển sách này đưa ra.

Một trong những cách để hiểu kết quả của các quyết định kinh tế là hãy nhìn vào cụm từ động cơ mà họ tạo ra, hơn là chỉ cụm từ mục tiêu đơn giản mà họ theo đuổi. Tức là những kết quả đó có ý nghĩa hơn là những ý định — và không chỉ các kết quả ngay tức khắc, mà còn có những ảnh hưởng về sau.

Không có gì dễ hơn việc có những ý định tốt nhưng, nếu không hiểu biết về cách hoạt động của một nền kinh tế, ý định tốt có thể dẫn tới phản tác dụng, thậm chí là thảm họa, hậu quả lên cả quốc gia. Nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các thảm họa kinh tế đều là kết quả của các chính sách với ý định tốt — và những thảm họa đó thường có thể tránh được nếu những kẻ tạo ra và những kẻ ủng hộ các chính sách như thế hiểu về kinh tế học.

Mặc dù có những cuộc tranh cãi trong kinh tế học, vì trong khoa học, việc này không có nghĩa rằng các nguyên tắc cơ bản của kinh tế học chỉ là vấn đề về quan điểm, bất cứ thứ gì ngoài các nguyên tắc cơ bản của hóa học hay vật lí chỉ là vấn đề về quan điểm. Lấy ví dụ, phân tích về vật lí của Einstein không phải chỉ là quan điểm của ông, khi thế giới phát hiện tại Hiroshima và Nagasaki. Phản ứng kinh tế có lẽ không phải như khả quan hay bi kịch, hay một ngày nhất định, nhưng cuộc đại khủng hoảng toàn cầu thập niên 1930 đã biến hàng triệu người thành người nghèo, ngay cả trong những nước giàu có nhất, sinh ra việc suy dinh dưỡng ở các nước dư thừa thực phẩm, có lẽ còn gây ra nhiều cái chết hơn cả tại Hiroshima và Nagasaki.

Trái lại, khi Ấn Độ và Trung Quốc — theo dòng lịch sử, hai nước nghèo nhất quả đất — bắt đầu tạo các thay đổi cơ bản trong chính sách kinh tế của họ vào cuối thế kỉ hai mươi, nền kinh tế của hai nước bắt đầu phát triển đột ngột. Ước tính có khoảng 20 triệu người tại Ấn Độ đã thoát khỏi cảnh nghèo túng trong một thập kỷ Ở Trung Quốc, số người sống nhờ vào một đô la mỗi ngày hoặc ít hơn đã giảm từ 374 triệu người — một phần ba dân số vào năm 1990 — xuống còn 128 triệu người vào năm 2004, giờ chỉ 10 phần trăm dân số đang phát triển. Nói cách khác, gần một phần tư trong một tỷ người Trung Quốc giờ đã khá hơn là kết quả của một thay đổi trong chính sách kinh tế.

Những điều như vậy là thứ làm nghiên cứu kinh tế học trở nên quan trọng — và không chỉ là một vấn đề về quan điểm hay cảm xúc. Kinh tế học là một công cụ phân tích nguyên nhân và kết quả, là nơi thí nghiệm kiến thức — và rút ra các nguyên tắc từ kiến thức đó.

Thậm chí tiền cũng có khi không liên quan đến ra quyết định kinh tế. Khi một đội quân y đến được chiến trận nơi binh sĩ bị nhiều vết thương, họ đối đầu với vấn đề kinh tế kinh điển trong việc phân bổ nguồn lực khan hiếm có các sử dụng thay thế. Hầu như luôn không có đủ bác sĩ, y tá, hay trợ tá y tế để đi khắp nơi, cả thuốc men cũng không đủ nốt. Một vài người bị thương đang đứng trên bờ vực tử thần và có rất ít cơ hội được cứu sống, trong khi số khác thì có cơ hội chiến đấu nếu họ được chăm sóc ngay lập tức, và vẫn còn số khác chỉ bị thương nhẹ và có lẽ sẽ phục hồi nếu họ được chú ý ngay.

Nếu đội y tế không phân bổ thời gian và thuốc men một cách hiệu quả, một số binh sĩ bị thương sẽ hi sinh vô ích, trong khi thời gian đang được dùng tập trung vào số không cần chăm sóc khẩn cấp hoặc số còn lại có vết thương chí mạng mà có lẽ vẫn sẽ hi sinh dẫu có làm gì cho họ. Đây là một vấn đề mang tính kinh tế, mặc dù không phải dễ như trở bàn tay.

Hầu hết chúng ta ghét ngay cả việc nghĩ tới phải chọn những lựa chọn như vậy. Thật vậy, như chúng ta đã thấy, một vài người Mỹ tầng lớp trung lưu buồn rầu trong việc phải ra nhiều lựa chọn êm dịu và các đánh đổi. Nhưng cuộc sống không hỏi ta muốn gì. Nó tặng ta các lựa chọn. Kinh tế học là một trong những cách cố gắng ra những lựa chọn đó.

Bình luận